Bộ phận kinh doanh luôn được coi là một bộ phận nòng cốt tạo ra doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp. Một bộ phận kinh doanh hoạt động tốt sẽ giúp cho doanh thu của doanh nghiệp tăng nhanh chóng, làm cơ sở tạo ra lợi nhuận. Để đạt được điều đó, người lãnh đạo cần biết cách xây dựng nhóm kinh doanh sao cho hiệu quả làm việc là tốt nhất.
Bài viết dưới đây, Nguyễn Tiến Hải sẽ gợi ý 5 bước để xây dựng một nhóm kinh doanh thành công.
1. Tuyển chất lượng thay vì số lượng để xây dựng một nhóm kinh doanh thành công
Công việc có thành công hay không cốt là ở con người. Khi tuyển dụng nhân viên cho nhóm kinh doanh, người lãnh đạo cần đặc biệt chú trọng chất lượng, một nhóm ít người nhưng ai cũng có trách nhiệm, biết cách làm việc chắc chắn sẽ tốt hơn một nhóm đông người nhưng ai cũng ỷ lại, vô trách nhiệm, chỉ lãng phí thời gian và không gian của nhau.
Tố chất của một người thường được biểu lộ khá nhiều trong khi phỏng vấn, người lãnh đạo cần tinh ý phát hiện và lựa chọn chính xác. Một người phù hợp với nhóm kinh doanh sẽ là người có khả năng giao tiếp tốt, linh hoạt trong công việc, bản lĩnh, có khả năng chịu áp lực và có sự chú trọng về ngoại hình. Cũng có thể một buổi phỏng vấn chưa biểu lộ hết những điều vừa rồi nhưng ít nhiều người lãnh đạo có thể thấy tiềm năng ở các ứng viên.
2. Lãnh đạo mạnh mẽ để xây dựng một nhóm kinh doanh thành công
Nhà lãnh đạo yếu kém sẽ dẫn tới đội ngũ nhân viên yếu kém. Chìa khóa đầu tiên để xây dựng đội nhóm chiến thắng là bạn phải làm sao thực sự nâng cao năng lực lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo tài giỏi thể hiện được khả năng dẫn đường và lôi kéo nhân viên làm việc hết lòng cho bạn và nhà lãnh đạo phải tạo được lòng tin bằng các kỹ năng truyền đạt để hướng mọi nhân viên tập trung vào tầm nhìn và sứ mệnh của mình.
Nhà lãnh đạo xuất sắc luôn truyền cảm hứng tính sở hữu trong những đội ngũ nhân viên mà họ xây dựng lên. Hãy làm việc bằng cách xây dựng lòng tin với nhân viên, bắt đầu bằng cách hãy lắng nghe họ, và luôn chứng minh rằng mọi quyết định bạn đưa ra đều dựa trên những gì bạn tin là tốt nhất cho đội ngũ nhân viên.
Xem thêm Những ý Tưởng Kinh Doanh Quần Áo Tự Thiết Kế Siêu “Hốt Bạc”
3. Đặt ra mục tiêu chung và xây dựng kế hoạch hành động
Có mục tiêu thì mới có cố gắng. Bạn cần phải trả lời câu hỏi “Chúng ta đang đi tới đâu?” cho đội ngũ của bạn. Một đội nhóm thành công phải có một mục tiêu rõ ràng, tuân thủ mọi quy trình và một kế hoạch hành động hợp lý để đạt được nó. Mục tiêu tuyệt vời nhất là theo công thức SMART
- Specific: Cụ thể
- Measurable: Đo lường được
- Achievable: Có thể đạt được
- Realistics: Thực tế
- Timebound: Có thời hạn
Mục tiêu chung sẽ là cột mốc để mọi người cùng cố gắng theo đuổi và đạt được. Và để làm điều đó thì một kế hoạch hành động là không thể thiếu. Những ý tưởng tuyệt vời, một tầm nhìn đầy cảm hứng và thậm chí một đội ngũ nhân viên yêu nghề cũng không tự tạo ra kết quả. Kết quả phải đến từ hành động.
Kế hoạch hành động bạn xây dựng lên phải cấu thành ba yếu tố đơn giản – Làm CÁI GÌ, cho AI, vào KHI NÀO? Sắp xếp kế hoạch của bạn thành các bước có trình tự logic, giao việc của từng bước cho những nhân viên phù hợp năng lực. Chỉ định trách nhiệm và thời hạn hoàn thành, chỉ vậy thôi bạn đã sẵn sàng bước về phía trước. Hãy luôn kết thúc các buổi họp của bạn bằng một kế hoạch hành động – nói mà không làm thì sẽ không hiệu quả.
4. Gắn kết các thành viên trong nhóm
Đội nhóm thành công được tạo ra khi mỗi thành viên hiểu rằng họ được toàn đội chào đón và mỗi nhân viên đều phải cam kết tham gia 100%. Khi môi trường làm việc có thể kích thích sự gắn kết tích cực giữa các nhân viên sẽ giúp tạo ra nỗ lực tự nguyện. Điều này có nghĩa là các nhân viên sẽ sẵn sàng làm việc nhiều hơn để hoàn thành các nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất.
Để có thể gắn kết các thành viên trong nhóm, người lãnh đạo cần phải có ý tưởng như tổ chức đi chơi chung để mọi người thân nhau hơn, lắng nghe phản hồi từ nhân viên để bản thân họ có thể cởi mở hơn sẵn sàng chia sẻ các ý tưởng tốt nhất của mình với nhau, từ đó giúp nhà quản lý sớm nhận diện các vấn đề của tổ chức và xây dựng một môi trường làm việc hợp tác hơn.
5. Để thành viên cùng đưa ra giải pháp và ghi nhận thành tích
Không phải lúc nào bạn cũng là người đưa ra giải pháp sáng suốt nhất cho mọi vấn đề. Hãy để mọi người trong đội nhóm cùng tham gia thảo luận bằng cách đưa cho thành viên những dữ liệu của chính họ và yêu cầu họ xác định căn nguyên dẫn đến việc thiếu gắn kết. Chính họ có khi sẽ là người đưa ra những giải pháp hay ý tưởng liên quan, những câu chuyện hoặc chi tiết quý giá để giải quyết vấn đề và đi đến thống nhất mục tiêu.
Khi nhân viên trong nhóm có thành tích tốt thì với tư cách lãnh đạo bạn nên có hình thức khen thưởng. Thường xuyên công nhận nhân viên là một trong những cách không chỉ khiến họ gắn bó hơn với doanh nghiệp mà còn tạo động lực cho họ phấn đấu hơn nữa. Đây là văn hóa nên được duy trì thường xuyên.
Bạn chỉ cần dùng các câu hỏi đơn giản như “Đội nhóm chúng ta cần cải thiện điều này. Chúng ta nên làm gì đây?” rồi đặt niềm tin vào đúng người.
KẾT LUẬN
Trong trường hợp bạn vừa khởi nghiệp hoặc đang kinh doanh và muốn bứt phá doanh thu hãy trang bị cho mình lượng kiến thức đủ và cần để có thể vận hành tốt doanh nghiệp của mình bằng cách tìm hiểu và đăng ký khóa học online để được hướng dẫn và có cái nhìn chi tiết , cụ thể và học hỏi được kinh nghiệm cùa những người đã triển khai và thành công !
Hy vọng bài viết trên đây Nguyễn Tiến Hải đã chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm quý giá và hiệu quả. Chúc bạn áp dụng thành công trong công việc của mình. Hẹn gặp lại!
Liên hệ qua fanpage : https://www.facebook.com/nguyentienhai.kdtt/?ref=pages_you_manage
- KHỞI NGHIỆP THỜI TRANG, CÓ NHẤT THIẾT PHẢI MỞ CỬA HÀNG?
- GỢI Ý KẾ HOẠCH KINH DOANH THỜI TRANG 2023
- 7 bước giúp bạn thành công với chiến lược quảng cáo này
- 5 Sai Lầm Kinh Điển Cần Tránh Khi Mở Shop Quần áo
- Những ý Tưởng Kinh Doanh Quần Áo Tự Thiết Kế Siêu “Hốt Bạc”
- TOP 7 KÊNH YOUTUBE VỀ KINH DOANH MÀ CÁC KHỞI NGHIỆP XEM NHIỀU NHẤT HIỆN NAY