6 Cách Xây Dựng Đội Nhóm Kinh Doanh Thời Trang

Rate this post

Đội nhóm kinh doanh là lực lượng nòng cốt trong mỗi doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đang kinh doanh thời trang . Xây Dựng Đội Nhóm Kinh Doanh Thời Trang luôn là ưu tiên hàng đầu nhằm phát triển nguồn nhân lực vững mạnh, gắn kết, giúp tổ chức hiện thực hóa các mục tiêu kinh doanh và tạo tiền đề để phát triển.

Trong bài viết này  Nguyễn Tiến Hải  sẽ chia sẻ đến bạn 7 phương pháp xây dựng nhóm kinh doanh thành công hiệu quả nhất.

1. Lựa chọn những thành viên phù hợp

Đây là bước quan trọng nhất quyết định sự phát triển chung của một nhóm kinh doanh. Nhà quản lý cần lưu ý rằng, yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của bất kỳ đội nhóm nào chính là con người. Thay vì lựa chọn một đội ngũ đông đảo nhưng không có mối liên kết, các cá nhân chỉ lo cho lợi ích của bản thân thì nhà lãnh đạo nên coi trọng thái độ và năng lực làm việc của các thành viên, ưu tiên chất lượng hơn số lượng.

Trước khi lựa chọn những thành viên cho nhóm kinh doanh, người sáng lập cần xác định rõ những tố chất mà mình cần ở mỗi cá nhân trong nhóm. Bước đầu, các nhà quản lý có thể thông qua phỏng vấn để lựa chọn thành viên cho nhóm và quan sát dần trong quá trình làm việc.

Với đội nhóm kinh doanh, những kỹ năng chuyên môn bắt buộc phải có ở mỗi thành viên là:

  • Khả năng nhận diện khách hàng tiềm năng
  • Năng lực phân tích nhu cầu khách hàng
  • Hiểu rõ về sản phẩm kinh doanh
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng đàm phán
  • Kỹ năng thuyết phục

2. Tìm ra người lãnh đạo cho nhóm

Một nhóm gồm những cá nhân xuất sắc là chưa đủ để xây dựng đội nhóm kinh doanh thành công. Khi đã lựa chọn được những thành viên cho nhóm kinh doanh của mình, các nhà quản lý cần tìm một người có đủ năng lực để lãnh đạo cả nhóm. Người lãnh đạo nhóm thường sẽ đảm nhiệm các vị trí quản lý kinh doanh như trưởng nhóm kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc kinh doanh,…

Một nhà lãnh đạo tốt có thể không phải là cá nhân có tài năng xuất sắc, vượt trội nhất nhưng họ là những người có thể dẫn dắt đội ngũ và có tiếng nói với mọi thành viên trong nhóm. Không chỉ vậy, họ còn có khả năng truyền cảm hứng và kết nối các thành viên trong đội ngũ.

3. Đặt ra mục tiêu cá nhân thống nhất với mục tiêu nhóm kinh doanh

Như một lẽ tất yếu, có mục tiêu thì mới có cố gắng. Tuy nhiên nếu như mục tiêu của nhóm kinh doanh đi ngược lại với mục tiêu của mỗi cá nhân trong nhóm thì khả năng cao sẽ gây ra tình trạng xung đột lợi ích, dẫn đến giảm hiệu suất làm việc, thậm chí là tan rã nhóm. Vì vậy trước khi đặt ra mục tiêu chung, các nhà quản lý cần cân nhắc đến mục tiêu của các cá nhân sau đó trung hòa lợi ích giữa cá nhân và lợi ích chung của nhóm.

Mục tiêu cá nhân cần thống nhất với mục tiêu nhóm
Mục tiêu cá nhân thống nhất với mục tiêu nhóm

Đừng để mục tiêu chỉ là những con số chung chung như mức lương, doanh số, bạn có thể tham khảo công thức SMART để đưa ra mục tiêu cho nhóm đồng thời giúp các cá nhân trong nhóm xác định được mục tiêu của bản thân. Công thức SMART cụ thể như sau:

  • Specific: Cụ thể
  • Measurable: Có thể đo lường
  • Achievable: Có thể đạt được
  • Realistics: Thực tế
  • Timebound: Có thời hạn

Ví dụ mục tiêu đặt ra cho nhóm kinh doanh là tăng doanh thu sẽ được cụ thể hóa bằng mô hình SMART như sau:

  • Specific: Tăng doanh thu bán hàng
  • Measurable: Nâng mức doanh thu lên 20% so với quý trước Trong vòng 3 tháng, tôi đảm bảo sẽ ký kết hợp đồng với 5 khách hàng tiềm năng mới
  • Achievable: Với nguồn lực hiện có và tình hình tăng trưởng của thị trường, nhóm có thể đảm bảo ký kết được 10 hợp đồng mới mỗi tháng, từ đó cải thiện mức doanh thu đáng kể
  • Relevant: Bằng cách kiếm thêm khách hàng mới, doanh số bán hàng sẽ được cải thiện đáng kể, Đồng thời tạo điều kiện để tăng trưởng lợi nhuận
  • Timebound: Mục tiêu cần đạt được trong vòng 3 tháng cuối năm

4. Xây dựng môi trường làm việc nhóm lành mạnh

Một môi trường làm việc lành mạnh sẽ giúp kích thích sự gắn kết và tinh thần làm việc của mỗi cá nhân trong nhóm. Để tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh, các nhà lãnh đạo cần chú ý gắn kết các thành viên trong nhóm bằng cách không để những mâu thuẫn cá nhân làm ảnh hưởng tới công việc, loại bỏ các thói xấu như “ma cũ bắt nạt ma mới”, phân biệt đối xử, lạm quyền….

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo có thể tổ chức các buổi teambuilding để giúp các nhân viên trong nhóm tương tác và thân thiết với nhau hơn.

5. Trao quyền cho các thành viên

Không phải lúc nào trưởng nhóm cũng là người đứng ra giải quyết mọi vấn đề. Một đội nhóm kinh doanh vận hành cứng nhắc với những nhân viên làm theo chỉ đạo của quản lý không còn là cách thức làm việc hiệu quả, nhất là ở trong những môi trường làm việc năng động, nơi nhân viên luôn muốn khẳng định bản thân.

Vậy nên muốn xây dựng đội nhóm kinh doanh thành công và hiệu quả, nhà quản lý cần phải học cách “từ bỏ quyền lực” và trao quyền quyết định lại cho các thành viên, để họ chủ động xác định vấn đề và đưa ra các phương án xử lý. Hãy ở trong vai trò của một nhà cố vấn để đưa ra những lời khuyên và định hướng hành động cho nhân viên.

Bỏ túi ngay: 8 Lời Khuyên Vàng Khi Mở Shop Không Phải Ai Cũng Nói Cho Bạn Biết

6. Xây dựng chiến lược giữ chân nhân viên

Phòng kinh doanh là bộ phận có tỷ lệ và tốc độ đào thải rất cao. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ áp lực công việc và yêu cầu cao về doanh số. Bởi vậy nếu như muốn phát triển đội ngũ kinh doanh thành công thì trước hết bạn phải có chiến lược giữ chân nhân viên hiệu quả.

Nhà quản lý cần tạo động lực để thúc đẩy tinh thần nhân viên, trao cho họ những quyền lợi đặc biệt mà những nơi khác không có. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng khen thưởng và ghi nhận những đóng góp, nỗ lực của nhân viên một cách kịp thời bằng cách lập ra danh sách thi đua khen thưởng hàng tháng và vinh danh những cá nhân có thành tích xuất sắc, vượt chỉ tiêu KPI đề ra.

KẾT LUẬN

Trong trường hợp bạn vừa khởi nghiệp hoặc đang kinh doanh thời trang và muốn bứt phá doanh thu hãy trang bị cho mình lượng kiến thức đủ và cần để có thể vận hành tốt doanh nghiệp của mình bằng cách tìm hiểu và đăng ký khóa học online để được hướng dẫn và có cái nhìn chi tiết , cụ thể và học hỏi được kinh nghiệm cùa những người đã triển khai và thành công !

Hy vọng bài viết trên đây Nguyễn Tiến Hải đã chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm quý giá và hiệu quả. Chúc bạn áp dụng thành công trong công việc của mình. Hẹn gặp lại!

Liên hệ qua fanpage : https://www.facebook.com/nguyentienhai.kdtt/?ref=pages_you_manage

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon
chat-active-icon