Tiếp tục chuỗi bài viết “TIẾT LỘ BÍ MẬT KHỞI NGHIỆP KINH DOANH THỜI TRANG TỪ CON SỐ 0 CHO NĂM 2021”. Trong lần chia sẻ này, mình sẽ giúp các bạn có một cái nhìn sâu hơn về chi phí và nguồn vốn khi khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp kinh doanh thời trang
Để bắt đầu, mình sẽ hỏi bạn 1 câu
Khi bắt đầu nghĩ tới kinh doanh thời trang, bạn nghĩ mọi người sẽ làm gì?
Và khi tiến hành khảo sát, đa số câu trả lời của mình nhận được đều chia làm những hướng khác sau nhưng cơ bản ở 3 hướng. Nào hãy cùng xem câu trả lời của bạn có nằm trong số đó không nhé.
- Hướng thứ nhất là mở cửa hàng thời trang
- Hướng thứ hai là kinh doanh online (hình thức tự thân chưa có đội nhóm)
- Hướng thứ ba là kết hợp 2 hướng trên
Đây cũng chính là 3 mảng cơ bản khi bắt đầu kinh doanh thời trang mà mọi người phần đa hướng tới:
Chi phí thì luôn luôn phát sinh, nhưng nguồn vốn thì không phải lúc nào cũng đủ. Chính vì vậy mối quan tâm của bất cứ ai, hoặc bất cứ Startup nào, khi khởi nghiệp kinh doanh là sử dụng nguồn vốn hợp lý nhất và giảm thiểu các chi phí không thực sự quan trọng và cần thiết.
Hãy cùng mình đi vào từng hướng và xem bạn phù hợp với hướng kinh doanh nào nhất nhé!
A. Mở cửa hàng thời trang
Nếu bạn đang băn khoăn mở cửa hàng thời trang cần nhiều vốn hay không, hãy tham khảo bài viết này
KHỞI NGHIỆP THỜI TRANG, CÓ NHẤT THIẾT PHẢI MỞ CỬA HÀNG?
1. Chi phí thuê mặt bằng ban đầu
Chi phí thuê mặt bằng ban đầu thường gồm 2 phần (tiền cọc và tiền nhà).
Với đa số chủ nhà, họ sẽ cho đóng tiền dưới các dạng:
- 1 cọc 1
- 1 cọc 3
- 3 cọc 3
Đi kèm với việc đóng tiền sẽ cần ký hợp đồng, thời hạn thuê nhỏ nhất là 1 năm.
2. Các diện tích và khu vực sẽ có các mức giá khác nhau.
Mình sẽ giới thiệu 1 số mức khoảng giá hiện tại trên địa bàn Hà Nội khi thuê cửa hàng thời trang mà các bạn hay quan tâm:
- Mặt Phố Bà Triệu với diện tích khoảng 70m2 đang khoảng dao động mức giá từ 40-60 triệu
- Mặt Phố Cầu Giấy với diện tích khoảng 100m2 đang khoảng có giá rơi vào 100-130 triệu
- Các đường gần phố Cầu Giấy với diện tích khoảng 80m2 đang khoảng 35-45 triệu
- Phạm Ngọc Thạch với diện tích khoảng 70m2 đang khoảng giá 55 – 70 triệu
- Chùa Bộc với diện tích khoảng 50m2 giá khoảng 60 triệu
- Nguyễn Trãi Hà Đông với diện tích khoảng 70m2 đang khoảng 50-70 triệu
- Mai Dịch với diện tích khoảng 50m2 giá 30-45 triệu
- Nguyễn Văn Cừ Long Biên với diện tích khoảng 50m2 giá 25-35 triệu
- Thái Hà mặt phố với diện tích khoảng 70m2 giá 50-65 triệu
Mình ở Hà Nội nên chỉ viết rõ được ở Hà Nội. Hầu hết các khu vực mình đều đã đi và khảo sát. Bạn nào quan tâm khu vực nào cũng có thể nhắn mình tư vấn cho nhé. Sài gòn thì mình sẽ có bài riêng.
3. Chi phí cải tạo, sửa chữa mặt bằng, thiết kế thi công mới.
Mình sẽ điểm qua các phần các bạn cần chuẩn bị khi mở cửa hàng thời trang:
- Chi phí làm trần 100.000 – 200.000 đồng/ 1m2
- Chi phí làm tường, sơn tường
- Chi phí cho hệ thống giá treo quần áo tùy thuộc vào dòng hàng, sản phẩm, số lượng bạn dự kiến bày bán
- Chi phí cho hệ thống đèn rọi và đèn trang trí
- Chi phí mở quầy thu ngân
- Chi phí lắp đặt phòng thử đồ + rèm
- Chi phí mua Gương
- Chi phí lắp đặt biển chính và biển quảng cáo
- Chi phí cho Manocanh
- Chi phí mua móc quần áo, vật dụng thiết yếu khác, camera
- Chi phí lắp đặt và quản lý phần mềm bán hàng + 1 case máy tính
Dự chi phần chi phí này thấp nhất cũng phải 20-30 triệu (15-30m2). Lớn hơn thì 50-100 triệu (40 – 70m2), 100-200 triệu (70-100m2)…
4. Chi phí nhập hàng ban đầu
Trước khi bắt đầu nhập một lô hàng, điều các bạn cần là dự tính trước khoản tiền cần nhập hàng ban đầu.
Ví dụ: Bạn cần nhập một lô hàng váy đầm. Giá vốn nhập hàng là 100.000 đồng/1 sản phẩm. Bạn muốn nhập khoảng 100 sản phẩm, thì cần chuẩn bị sẵn khoảng 10 triệu tiền hàng.
Khoảng tiền này cần được chuẩn bị trước vì mới đầu kinh doanh, các chủ đầu mối không biết bạn là ai, từ đâu tới. Vì thế khi chưa có sự tin tưởng họ sẽ không cho nợ.
B. Kinh doanh online (tự thân chưa có đội nhóm)
1. Chi phí nhập hàng ban đầu
Với mô hình kinh doanh online, cách xác định chi phí nhập hàng ban đầu cũng sẽ tương tự xác định như trên.
2. Chi phí địa điểm làm việc
Khi kinh doanh online, nếu bạn có sẵn địa điểm hoặc có thể tận dụng nhà và bán online tại nhà thì không tính
3. Chi phí đồ đóng gói hàng
Với hình thức bán hàng online, chi phí đóng gói hàng ban đầu có thể không cần quá cao. Nhưng bạn vẫn cần xác định trước các dụng cụ và nguyên liệu đóng gói. Như
- Túi đóng gói hàng tự dán giá khoảng 100-300đ/ 1 túi
- Băng dính, kéo, máy in hóa đơn và dụng cụ đóng hàng khác
4. Chí phí dành cho phần mềm quản lý bán hàng
Với các chủ thương hiệu khi lựa chọn kinh doanh online, thông thường sẽ dành một phần chi phí để dành cho phần mềm quản lý bán hàng. Phần mềm này với mục đích hỗ trợ cho người bán hàng, hoàn toàn có thể giúp các nhà khởi nghiệp dễ dàng quản lý công việc bán hàng sao cho hiệu quả.
Từ đó thời gian, công việc và năng suất làm việc của bạn sẽ được tiết kiệm và tối ưu hơn rất nhiều. Chi phí phần mềm hiện tại sẽ rơi vào tầm 1-3 triệu
Tuy nhiên với những bạn vốn không nhiều và vẫn muốn tiết kiệm, bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi bằng cách sử dụng công cụ bảng tính excel nhập dữ liệu.
5. Chi phí quảng cáo
Đây là loại chi phí rất quan trọng thời gian đầu kinh doanh online. Bởi lẽ
- Quảng cáo thì gần như bạn phải chi tiền trước (chuẩn bị 10-20 triệu là số tiền nhỏ nhất để quảng cáo dự phòng khi khởi điểm )
- Tìm các nguồn freetraffic (Free Traffic được hiểu là lượng ghé thăm của khách hàng hoàn toàn miễn phí từ các mạng xã hội lớn như Facebook. Sở hữu nguồn Traffic Free giúp bạn bán hàng cực kỳ hiệu quả trong thời buổi chạy quảng cáo đang dần bão hòa)
Bài này mình không nói sâu phần này. Sẽ có 1 bài chia sẻ về Marketing khi khởi nghiệp thời trang nên làm gì
6. Quan trọng nhất. Chi phí cho việc học tập
Điều đặc biệt then chốt, nếu bạn muốn đi đường dài thì cần có kiến thức, kỹ năng và thái độ học hỏi tốt. Khởi nghiệp không dễ và khởi nghiệp thời trang thì lại càng cạnh tranh. Nhưng nếu bạn biết cách thì nó cũng không khó. Nhưng để làm sao có thể phát triển bền vững và lâu dài mới quan trọng.
Chi phí cho việc học tập là điểm mấu chốt có thể dẫn bạn đi đường dài và đạt thành công trong kinh doanh thời trang
C. VỐN
Tùy vào từng mô hình và hình thức kinh doanh mở ra, cũng như những mục tiêu, mong muốn đường đi của bạn thì cần 1 khoản tiền vốn nhất định.
Vói kinh nghiệm cá nhân của mình thì mình thực sự khuyên trong tay các bạn cũng phải cầm đủ số tiền sau:
- Tiền nhà ( 1 cọc 3 tháng )
- tiền sang sửa ( cơ bản )
- tiền nhập hàng + tiền marketing + tiền dự trữ khủng hoảng trong 3 tháng
Khi bắt đầu, mình khởi nghiệp từ 100 triệu. Để có được số tiền này mình đã đi vay mượn khắp nơi, vay từ gia đình từ bố mẹ, bạn bè đến những người quen mới đủ.
Huy động vốn: khởi nghiệp có thể chưa có nhiều tiền. Mình vẫn phải đi huy động thêm từ: gia đình, bạn bè người thân. Nhưng chớ đừng có lao vào mảng HỖ TRỢ TÀI CHÍNH nhé là được. Lãi suất rất cao và rủi ro cũng rất lớn
Mình là Tiến Hải, đã khởi nghiệp kinh doanh thời trang được 5 năm. Vấp cũng khá nhiều và đạt được thành tựu cũng có. Năm mới xin phép làm 1 serial các vấn đề từ đầu đến cuối con đường khởi nghiệp thời trang. Mong rằng chia sẻ được 1 góc nhìn cho các bạn sắp, đã hoặc đang kinh doanh thời trang học hỏi thêm được nhiều điều phục vụ cho quá trình khởi nghiệp.
- KHỞI NGHIỆP THỜI TRANG, CÓ NHẤT THIẾT PHẢI MỞ CỬA HÀNG?
- Bật Mí Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chạy Facebook ads Cho Hàng Thời Trang
- 5 Sai Lầm Kinh Điển Cần Tránh Khi Mở Shop Quần áo
- TOP 7 KÊNH YOUTUBE VỀ KINH DOANH MÀ CÁC KHỞI NGHIỆP XEM NHIỀU NHẤT HIỆN NAY
- Bí Quyết Chụp Ảnh Quần Áo Bán Hàng Online Thu Hút
- BÍ KÍP: VỐN ÍT NÊN KHỞI NGHIỆP THỜI TRANG NHƯ THẾ NÀO?